SHOP MẸ VÀ BÉ SUNNY

Bổ sung sắt cho trẻ

Đặng Quỳnh Friday, September, 2022

Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị thiếu sắt?

Sắt là chất thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của não và hệ thống thần kinh của trẻ. Sắt cũng là thành phần tham gia cấu tạo máu, vì vậy thiếu sắt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu sắt trong giai đoạn mang thai, trẻ bú sữa mẹ hơn 6 tháng nhưng không được bổ sung phong phú các loại thực phẩm, trẻ kén ăn, ăn chay… đều là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Nếu thiếu nhẹ, hay thiếu trong giai đoạn ngắn, trẻ sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt. Nếu thiếu sắt nặng kéo dài thì dấu hiệu dễ thấy nhất là trẻ xanh xao, nhợt nhạt, mệt nhỏi, tóc khô, móng tay giòn, sức đề kháng giảm nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng đường hô hấp… Nếu bạn thấy bất kì dấu hiệu nào như trên, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng thiếu sắt của trẻ.

Biểu hiện của trẻ thiếu sắt

Thiếu sắt ở trẻ em có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu sắt ở trẻ em không xuất hiện cho đến khi thiếu máu do thiếu sắt xảy ra. Các dấu hiệu của bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:

  • Da nhợt nhạt
  • Mệt mỏi
  • Tay chân lạnh
  • Tăng trưởng và phát triển chậm lại
  • Kém ăn, ăn không ngon, chán ăn
  • Thở nhanh bất thường/li>
  • Các vấn đề về hành vi
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Cảm giác thèm ăn bất thường đối với các chất không có dinh dưỡng, chẳng hạn như nước đá, bụi bẩn, sơn hoặc tinh bột.

Trẻ em cần bao nhiêu sắt?

Trẻ sinh ra với lượng sắt dự trữ trong cơ thể, nhưng cũng cần bổ sung sắt thường xuyên để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Với từng độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có một lượng sắt bổ sung phù hợp. Do đó, cha mẹ nên tránh hiện tượng bổ sung quá nhiều gây hại đến sức khỏe của trẻ.

  • Với trẻ từ 9 tháng tuổi: Khoảng 11 mg/ngày.
  • Với trẻ từ từ 1 tuổi - 3 tuổi: Khoảng 7mg/ngày.
  • Với trẻ từ 5 tuổi trở lên: Khoảng 8 mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Khoảng 10mg/ngày.

Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thực phẩm bổ sung sắt cho bé

Thông thường những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật sẽ giàu sắt hơn và dễ hấp thụ vào cơ thể. Cụ thể:

  • Những thực phẩm từ động vật như thịt bò, gà tây, thịt bò khô, gan, pa-tê, trứng,...
  • Những loại hải sản giàu sắt heme như tôm, sò điệp, nghêu, cá ngừ, hàu, cá thu,...
  • Những loại rau củ như cải bó xôi, đậu Hà Lan, khoai lang, bông cải xanh, cải rổ, củ cải đường,...
  • Những loại trái cây như dâu tây, nho khô, dưa hấu, mận tươi, mơ sấy,...
  • Những loại ngũ cốc và bánh mì như bánh mì trắng, mì ống,...
  • Các loại sản phẩm giàu chất sắt khác như đậu hũ, đậu sấy khô, đậu lăng, siro bắp, cà chua,...
Bạn đang xem: Bổ sung sắt cho trẻ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng